Khi nhắc đến một loài hoa có vẻ ngoài hấp dẫn thì chắc chắn không thể bỏ qua hoa tú cầu. Hoa cẩm tú cầu trồng không quá khó khăn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đang có dự định trồng loài hoa này nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ cách trồng hoa cẩm tú cầu, cùng đọc bài viết dưới đây nào.
Contents
Tìm hiểu về cách trồng hoa cẩm tú cầu
Mùa nào nên trồng hoa cẩm tú cầu?
Nên trồng hoa cẩm tú cầu vào mùa thu, đầu mùa xuân và mùa hè. Bạn nên chọn sáng sớm hoặc chiều mát để trồng hoa cẩm tú cầu nhé! Thời điểm này, nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp bảo vệ cây phát triển khỏe mạnh.
Trồng hoa cẩm tú cầu ở đâu
Thông thường, mọi người sẽ trồng hoa cẩm tú cầu ở vườn hay hàng rào. Vì loại hoa này rất ưa thích ánh nắng ấm áp vào buổi sáng. Thế nhưng, chúng lại không thể chịu nổi cái nóng vào buổi chiều. Vị trí tốt nhất là những nơi có mái che, có thể đón nắng vào buổi sáng và có thể ở trong bóng râm mát vào ở buổi chiều. Bạn phải tránh trồng hoa cẩm tú cầu trực tiếp bên dưới cây có tán lá rộng vì sẽ gây ra việc cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng.
Đất trồng
Đất trồng hoa cẩm tú cầu cần chứa nhiều chất hữu cơ, tơi xốp, đất ẩm và không bị ngập úng. Đất thoát nước kém có thể gây ra tình trạng hư rễ cây hoa và có thể nhanh chóng tàn. Bạn cũng có thể cân nhắc việc trộn thêm phân bón trước vào đất trước khi trồng để cải thiện chất lượng đất trồng tốt nhất.
Cách trồng hoa cẩm tú cầu
Bạn cần một cái hố rộng hơn bầu rễ tầm khoảng 60cm. Độ sâu của hố trồng phải phù hợp với kích thước bộ rễ. Cây nằm ngang bằng cao hơn đất xung quanh. Tạo gò đất thấp sẽ tăng khả năng thoát nước khỏi phần gốc của cây hoa.
Mẹo chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Mặc dù lá và hoa trông khá mỏng manh, nhưng cách trồng hoa cẩm tú cầu thực sự không yêu cầu việc chăm sóc quá nhiều. Đây là mẹo bạn cần biết khi bắt đầu trồng hoa:
– Tưới nước: Trong thời gian sinh trưởng, bạn cần phải chú ý lượng nước cần tưới cho cây hoa. Tưới nước 3 lần/ tuần để kích thích sự phát triển của rễ. Đặc biệt cần phải tưới nước vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp hoa không bị khô héo trong những ngày nhiệt độ cao.
– Lớp phủ bên dưới cây hoa: Việc này sẽ giúp đất ẩm và mát mẻ hơn. Theo thời gian, lớp mùn hữu cơ phân hủy. Từ đó, sẽ có thể bổ sung chất dinh dưỡng và cải thiện kết cấu của đất trồng.
– Nếu đất giàu chất dinh dưỡng: Không phải bón phân. Nếu hoa cẩm tú cầu được bón phân có hàm lượng nitơ quá cao, chúng phát triển mạnh nhưng hoa sẽ ít hơn hẳn. Nếu đất trồng không tốt, bạn bón phân cho cây hoa vào mùa xuân.
– Chống lại sâu bệnh: Cách trồng hoa cẩm tú cầu không hề khó. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý các sâu bệnh khi trồng các loại hoa nói chung và hoa cẩm tú cầu nói riêng. Sâu bệnh có thể xuất hiện khi gặp thời tiết xấu. Các loại sâu bệnh gây hại cho hoa cẩm tú cầu bao gồm rệp, bọ xít lá và nhện đỏ.
Sử dụng cách trồng hoa cẩm tú cầu đúng cách là cách bảo vệ tốt nhất của bạn dành cho loại hoa này.
***Xem thêm cách trồng hoa cẩm cù